4 yếu tố tạo nên “cơn sốt” ngành Digital Marketing
Tại thời điểm bạn đọc được bài viết này, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về từ khóa “digital marketing” và sự “càn quét” trên trên mọi ngóc ngách trên thị trường tuyển dụng của. Vậy thực hư như thế nào? Theo số liệu của Internet Live Stats, đến hết tháng 6/2016 trên thế giới cso hơn 3,4 tỷ người dùng Internet, chiếm hơn 46,1% dân số toàn cầu.
Và trung bình mỗi giây có hơn 2,5 triệu email được gửi, gần 55 ngàn lượt tìm kiếm trên Google và 20,340 người đang online trên Facebook. Rõ ràng với con số ấn tượng trên, không thể chối cãi về một viễn cảnh vô cùng rộng mở, tươi sáng đối với ngành digital marketing. Nhưng lý do nào mà ngành digital marketing lại “nóng” đến như vậy? Hãy cùng DMS Academy khám phá những yếu tố nào đã tạo nên “cơn sốt” này nhé.
Vô cùng “khát” nhân lực.
Với nền tảng công nghệ cho phép các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng một cách vô cùng nhanh chóng. Digital marketing đã đem lại nguồn lợi “khủng” cho các doanh nghiệp, người ta ước tính rằng để tiếp cân 1000 người thì bạn phải bỏ đến 28 đô còn với digital thì chỉ vỏn vẹn 2,5 đô. Chính vì sự hiệu quả và tiết kiệm “không tưởng”, các công ty luôn rất “khao khát” tìm được cho mình nguồn nhân lực dồi dào để có thể tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh trên nền tảng digital. Thậm chí, năm 2015 một website tuyển dụng thông báo đã nhận được tới 196,593 hồ sơ cho các vị trí digital marketing từ các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau.
Vô số các cơ hội nghề nghiệp.
Ngoài nhu cầu tuyển dụng “khổng lồ”, thì một điểm thú vị nữa của digital marketing là bạn có rất nhiều vị trí khác nhau để lựa chọn cho mình như: SEO, Email Marketing, Social Media Marketing, Mobile Media Marketing, E-commerce, Content Marketing,… Với sự đa dạng độc đáo này, các bạn có thể thoải mái chọn một vị trí phù hợp khả năng và sở thích của mình. Thậm chí, nếu bạn không phải là dân marketing “chính gốc” thì bạn vẫn tràn đầy cơ hội để bắt đầu sự nghiệp digital marketing của mình.
Đãi ngộ cực “khủng”
Nếu như trước đây phòng ban marketing là bao gồm truyền thống và online, thì nay các lãnh đạo sẵn chi trả một phần lớn chi phí để tạo dựng riêng cho mình một đội ngũ tập trung cho mảng digital marketing, đặc biệt các agency truyền thông nổi tiếng cũng đang “săn lùng” cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công việc digital. Thế nên, các nhân lực trong ngành cũng có phần nhận được sự ưu ái hơn so với mặt bằng chung của thị trường lao động, với mức lương trung bình là 7000 USD/năm , còn với vị trí cấp quản lý thì mức lương này có thể lên đến hơn 60 triệu VND/tháng.
Bạn luôn có thể tự mình khởi nghiệp.
Đối với ngành quảng cáo truyền thống, bạn phải bắt đầu hành trình của mình từ vai trò là thực tập sinh để có thêm kinh nghiệm và làm cho CV của mình ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng ngược lại trong thế giới digital marketing, bạn hoàn có thể tự mình làm chủ con đường danh vọng của mình. Vì sao ư? Là một digital marketer, bạn phải trang bị cho mình một bộ kỹ năng vô cùng đa dạng từ phân tích dữ liệu, viết lách, quản trị và sử dụng các công cụ online, nên bạn có thể nhanh chóng tạo lập cho mình một mô hình kinh doanh nếu như bạn muốn.
Lời kết Với tốc độ và mức độ phát triển nhanh chóng, digital marketing đang và sẽ dần chiếm phần lớn trong các hoạt động tiếp thị của các công ty. Và hiện đang có vô số các cơ hội nghề nghiệp mới đang mở ra cho mọi vị trí digital. Chính vì thế, để thực sự có thể trở thành một digital marketer, bạn hãy đảm bảo rằng mình hội tụ đủ yếu tố để hòa nhập với thế giới digital. Mong rằng với những cập nhật thông tin từ đội ngũ kỹ thuật Kmedia Việt Nam sẽ hữu ích dành cho bạn.