Trong bối cảnh Marketing phát triển như hiện nay thì Digital Marketing là một trong những loại hình Marketing mà mỗi công ty, doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đặc biệt là việc mua sắm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ngày nay chủ yếu là sử dụng internet. Vì vậy, việc nắm bắt được lợi thế về digital marketing sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường tiềm năng và khách hàng tiềm năng. Vậy Digital Marketing là gì? Mời bạn xem chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ.Hay nói một cách khác: Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
Digital Marketing là làm gì
Tìm hiểu tổng quan kiến thức Digital Marketing
1. Digital Marketing bao gồm những gì?
Bản chất của Digital Marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số, bao gồm 2 kênh chính sau:
– Digital online marketing: gắn liền với internet/electronics
– Digital offline marketing: kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử
Cụ thể như sau:
1.1. Digital Online Marketing bao gồm những kênh sau:
SEM (Search Engine Marketing)
SEM là gì? SEM là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm thông qua website. Cụ thể là thông qua các công cụ tìm kiếm là. Bing, Goolge, Yahoo, ở Việt Nam thì phổ biến nhất là Google. Nó đóng vai trò tiếp cận và thu hút khách hàng trực tiếp khi họ thực hiện hành vi tìm kiếm trên Internet thông qua các công cụ tìm kiếm.
Trong SEM được chia thành: SEO và PPC.
+ SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhằm làm tăng thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
+ PPC là hình thức quảng cáo trả phí.
Ví dụ: Khi bạn trả phí cho bài quảng cáo, Google sẽ cho phép website của bạn xuất hiện ở vị trí nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm mỗi khi có khách hàng thực hiện hành vi truy vấn. Mỗi một lượt nhấp chuột vào trang sẽ tính phí cho nhà quảng cáo. Đây cũng là một hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển công việc kinh doanh của mình.
Content Marketing
Content marketing tức là sử dụng nội dung để thu hút và tạo sự chú ý đến khách hàng tiềm năng. Để tạo được sự thu hút với khách hàng tiềm năng của bạn, bạn cần đưa ra các nội dung đem đến giá trị hoặc giải quyết vấn đề cho người dùng.
Nắm bắt được nhu cầu này, các nhà sáng tạo nội dung nên hướng đến các nội dung liên quan và kết nối với vấn đề, nhu cầu của khách hàng để họ biết đến thương hiệu bạn, cảm thấy thích và tin tưởng để tiến đến mua hàng của bạn.
Social Media Marketing
Social Media Marketing là tiếp thị thông quan mạng xã hội, cụ thể như: Facebook, Youtube, Instagram, Pinterest, Twitter, Google+… Mục đích của việc tiếp thị trên mạng xã hội là nhằm phát triển hình ảnh thương hiệu, tạo ra nhiều tương tác với người dùng, thúc đẩy khách hàng mua hàng.
Social Media Marketing đang dần trở nên phổ biến, bởi số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Mạng xã hội chính là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp nhảy vào khai thác và xây dựng thương hiệu mạnh hơn nữa.
Email Marketing
Email marketing là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua email. Mục đích của kênh này là nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, khiến họ trở nên tin dùng dịch vụ, sản phẩm của bạn.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing còn gọi là tiếp thị liên kết. Tức là nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho đối tác nếu có khách mua hàng thông qua các kênh kiếm tiền của đối tác như: blog, website, fanpage.
1.2. Digital Offline Marketing bao gồm những kênh sau:
Quảng cáo trên truyền hình:
Đây là hình thức khá phổ biến, tuy nhiên loại hình quảng cáo này là rất tốn kém chi phí.
Enhanced Offline Marketing:
Đây là hình ảnh quảng cáo ngoại tuyến nhưng được hỗ trợ bởi thiết bị điện tử.
Marketing qua điện thoại:
Có thể kể đến một số loại marketing qua điện thoại như: SMS, MMS,… Hình thức này cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin của khách hàng như: thời gian, vị trí, thói quen, thông tin cá nhân nhằm tạo ra các ý tưởng để thực hiện chiến dịch thúc đẩy khách hàng mua hàng.
2. Ưu điểm của Digital Marketing so với Marketing truyền thống
+ Giúp tiết kiệm tối đa chi phí một cách hiệu quả nhất
Sử dụng công cụ Digital Marketing sẽ giúp tối ưu mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với kênh marketing truyền thống trước đây. Bởi các doanh nghiệp sẽ không phải mất bất kì khoản chi phí nào liên quan đến thuê mặt bằng hay bảo trì.
Với các hình thức marketing truyền thống như: Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện. Hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Thì chi phí bỏ ra có thể tiêu tốn của doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng.
Như vậy thì Digital marketing mang đến nhiều ưu điểm hơn so với các hình thức tiếp cận truyền thống.
+ Dễ dàng tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
Với digital marketing bạn dễ dàng tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ. Đây được xem là hình thức marketing tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Không những thế. Digital marketing còn giúp doanh nghiệp dễ dàng định hình nhu cầu khách hàng. Theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền. Không những thế, với Digital Marketing khoảng cách địa lý không còn là rào cả nữa. Bạn dù khách hàng ở bất cứ đâu thì doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận được.
+ Tương tác với khách hàng dễ dàng hơn
Khách hàng tiềm năng của bạn ngày càng có xu hướng lên mạng để tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn. Thông qua các kênh online. Họ có thể bình luận, nhắn tin với nhà cung cấp trước khi quyết định mua sản phẩm nào đó. Chính vì vậy thông qua Digital Marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác với nhiều khách hàng hơn.
+ Đo lường được kết quả trong thời gian thực tế
Với công cụ Digital Marketing, bạn dễ dàng đánh giá chính xác nhất các thông số về mức độ quan tâm của những khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của bạn.
Không những thế, bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hướng đi của người dùng đến website của bạn qua các nguồn: Facebook, Google, Website…
+ Độ linh hoạt
Sự linh hoạt của digital marketing cho phép bạn theo dõi hiệu quả tiến trình. Từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn tất thông qua các số liệu thống kê.
3. Những yếu tố để có được chiến lược Digital Marketing hiệu quả
Có thể thấy hoạt động digital marketing hiện nay. Đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Để mang lại những hiệu quả tích cực. Thì các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược digital marketing cụ thể. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng giúp có được một chiến lược digital marketing hiệu quả:
+ Xác định rõ mục tiêu
Để có được một kế hoạch digital marketing hiệu quả thì bạn phải xác định rõ mục tiêu. Cụ thể, bạn cần phải biết được mục đích cuối cùng mà chiến lược này đạt được là gì: Tăng độ phủ sóng của thương hiệu, giúp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, kích thích mua hàng, tăng doanh thu…
Khi bạn đã xác định rõ được mục đích thì việc thực hiển kế hoạch digital marketing sẽ đơn giản hơn nhiều. Mục đích càng cụ thể thì càng giúp kế hoạch đạt được thành công lớn.
+ Định vị đối tượng khách hàng mục tiêu
Sau khi đã xác định rõ được mục tiêu của chiến lược. Thì bạn cần định vị được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến lược digital marketing. Việc xác định và định vị rõ được nhóm đối tượng khách hàng. Sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược, thông điệp chuẩn hơn.
Thông thường, mỗi nhóm đối tượng sẽ bao gồm những khách hàng khác nhau. Bạn cần phải định vị được những nhóm đối tượng đó. Cụ thể, bạn cần biết được họ là ai, họ làm gì, trình độ nhận thức của họ ra làm sao, họ cùng có mối quan tâm gì… Việc hiểu rõ được đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn thiết kế được thông điệp phù hợp và đạt hiệu quả cao.
+ Hiểu rõ về thương hiệu
Để có thể đưa ra được những chiến lược digital marketing hiệu quả thì bạn phải hiểu rõ thương hiệu của mình. Từ những kiến thức của mình. Bạn sẽ truyền đạt lại cho khách hàng để họ có thể hiểu và ấn tượng với thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Nếu bạn không hiểu rõ về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp mình. Thì sẽ không thể nào xây dựng được những chiến lược digital marketing hiệu quả. Chính vì vậy, để có một chiến lược digital marketing thành công thì bạn cần phải hiểu rõ và nằm lòng về thương hiệu của mình.
+ Biết được các đối thủ cạnh tranh
“Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Câu nói này hoàn toàn có tác dụng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp đang lên kế hoạch xây dựng chiến lược digital marketing. Bạn cần có cái nhìn tổng quan về thị trường, về đối thủ cạnh tranh. Để từ đó có những quyết sách phù hợp nhất.
Cụ thể, bạn cần xác định được rõ nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp (những tổ chức cùng cung cấp sản phẩm giống bạn). Và nhóm đối thủ cạnh tranh gián tiếp (những đối thủ cung cấp sản phẩm khác nhưng họ lại có thể giải quyết được vấn đề địa điểm, ngân sách như bạn). Khi xác định được rõ nhóm đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ có những thông tin về các hoạt động mà họ làm. Để từ đó có những thay đổi phù hợp cho chiến lược digital marketing của doanh nghiệp mình.
+ Đo lường sau mỗi chiến dịch
Hiện nay, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp sau khi thực hiện một chiến dịch digital marketing xong thường không có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch đó. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp không thể có những kinh nghiệm để thay đổi. Và giúp các chiến dịch digital marketing sau thành công hơn.
Cụ thể, sau mỗi chiến dịch digital marketing bạn cần đo lượng được các chỉ số như: Views, CTA, lead, engagement… Những chỉ số này sẽ giúp bạn thấy được chiến dịch digital marketing của mình đạt được những gì, còn thiếu sót những gì. Từ đó có những kinh nghiệm quý báu để xây dựng được các chiến dịch digital marketing hiệu quả sau.
Có thể thấy, các hoạt động digital marketing đã trở thành những hoạt động không thể thiếu trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Những chiến dịch digital marketing hiệu quả sẽ mang lại cho tổ chức không chỉ doanh thu lớn. Mà còn giúp thương hiệu trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Vì vậy, mỗi tổ chức nên có những kế hoạch để xây dựng một chiến lược digital marketing hiệu quả cho mình. Theo dõi KMedia Việt Nam để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất nhé !